Quản Trị Viên
06/11/2018

Người Trung Hoa cổ đại cho rằng, các vật phẩm phong thủy trấn trạch không những giúp trang trí không gian nhà ở sinh động hơn; mà còn có công dụng chắn sát, hóa sát rất tốt. Tùy từng mục đích mà lựa chọn loại vật phẩm phù hợp.

1. Tượng sư tử ngăn sát khí

Vị trí đặt tượng sư tử:

Theo Phong thủy phương Đông, Sư tử mang quẻ Càn, thuộc ngũ hành Kim, đại diện cho hướng Tây Bắc. Bởi vậy, nếu đặt tượng sư tử ở hướng này sẽ phát huy công hiệu trấn trạch. Đặt tượng ở hướng Tây cũng hiệu quả không kém. Nhưng tốt nhất nên đặt ở vị trí phù hợp với ngũ hành của ngôi nhà. Nhà đối diện với đường lớn, góc nhọn thì nên đặt tượng để hóa giải.

Nếu yếu tố bất lợi đến từ hướng Bắc: Đặt tượng sư tử đá là phù hợp nhất.

Nếu yếu tố bất lợi đến từ hướng Tây: Đặt tượng sư tử màu đỏ (tượng hồng sư).

Nếu yếu tố bất lợi đến từ hướng Nam: Đặt tượng sư tử màu đen (tượng hắc sư).

Nếu yếu tố bất lợi đến từ hướng Đông: Đặt tượng sư tử màu trắng (tượng bạch sư).

3-vat-pham-phong-thuy-tran-trach-theo-quan-niem-phuong-Dong-va-cai-ket-bat-ngo_p-1

Cặp tượng sư tử đá màu trắng

u ý khi đặt tượng sư tử làm vật phong thủy trấn trạch bình an:

Chặn tà khí: Sư tử vốn rất dũng mãnh, sát khí lớn nên có thể “lấy độc trị độc” dùng để ngăn chặn tà khí thâm nhập vào nhà. Bởi vậy, đầu sư tử nên hướng ra ngoài, bất kể là cửa chính hay cửa sổ.

Chặn sát khí: Do điều kiện không thể đặt tượng sư tử thì có thể treo tượng đầu sư tử trên cánh cổng, chất liệu là kim loại. Tượng này cũng có thể ngăn chặn sát khí.

Hóa sát: Tượng sư tử có tác dụng hóa sát mạnh mẽ. Người Trung Hoa cho rằng, nếu muốn đặt tượng sư tử trong nhà, gia chủ nên để trên bàn, giá sách hoặc ngoài ban công. Việc này sẽ giảm bớt được những mối nguy hại tới vận thế của trạch chủ, bảo vệ cả nhà được bình an.

Vị trí: Nếu đặt tượng đôi (Cả con đực và cái) thì phải trái không thể lẫn lộn vị trí. Con đực có bờm đặt ở phía trái nhìn từ ngoài vào. Con cái không có bờm đặt ở phía phải nhìn từ ngoài vào. Nếu một trong hai con có tổn hại thì lập tức đổi một đôi mới, không nên bỏ một con, giữ lại một con.

3-vat-pham-phong-thuy-tran-trach-theo-quan-niem-phuong-Dong-va-cai-ket-bat-ngo_p-2

Cặp tượng sư tử đá màu đỏ dữ dằn trong văn hóa Trung Quốc

2. Tượng kỳ lân tống tử

Trấn trạch, cầu tự: Không chỉ có tác dụng trấn trạch, tượng kỳ lân nếu đặt ở trong phòng ngủ còn có công năng cầu quý tử hoặc cầu con cái.

Thăng tiến: Đặt tượng kỳ lân ở phương vị Dịch Mã để thúc đẩy tài vận, cầu mong sớm thăng quan tiến chức, con đường danh lợi rộng mở.

Dịch Mã: Hiểu nôm na là vị trí biểu thị cho sự dịch chuyển giúp gia chủ phát triển tốt hơn trong sự nghiệp và cuộc sống.

Cách xác định vị trí Dịch Mã:

  • Nhà tọa Đông hướng Tây, vị trí Dịch Mã ở cung Tị.
  • Nhà tọa Nam hướng Bắc, vị trí Dịch Mã ở cung Thân.
  • Nhà tọa Tây hướng Đông, vị trí Dịch Mã ở cung Hợi.
  • Nhà tọa Bắc hướng Nam, vị trí Dịch Mã ở cung Dần.
  • Nhà tọa Đông Nam hướng Tây Bắc, vị trí Dịch Mã ở cung Tị.
  • Nhà tọa Đông Bắc hướng Tây Nam, vị trí Dịch Mã ở cung Dần.
  • Nhà tọa Tây Nam hướng Đông Bắc, vị trí Dịch Mã ở cung Dần.
  • Nhà tọa Tây Bắc hướng Đông Nam, vị trí Dịch Mã ở cung Hợi.

Vị trí Dịch Mã ứng với từng tuổi:

  • Tuổi Thân, Tý, Thìn, vị trí Dịch Mã ở cung Dần.
  • Tuổi Dần, Ngọ, Tuất, vị trí Dịch Mã ở cung Thân.
  • Tuổi Tị, Dậu, Sửu, vị trí Dịch Mã ở cung Hợi.
  • Tuổi Hợi, Mão, Mùi, vị trí Dịch Mã ở cung Tị.

Vượng vận: Kỳ lân đặt ở cửa chính, đầu hướng ra ngoài có tác dụng chắn sát, vượng tài vận cho gia chủ.

Thư phòng: Tượng kỳ lân còn có thể đặt trong thư phòng hoặc vị trí Văn Xương để cầu thuận lợi cho sự nghiệp học hành. Trên bàn làm việc nên đặt một đôi tượng kỳ lân, đầu hướng về phía cửa, đuôi hướng về chính mình.

Tài vận: Để thúc giục tài vận thì có thể đặt mội đôi kỳ lân ở vị trí Tài vị là tốt nhất.

Bảo hộ: Ngoài ra, dựa vào việc bài trí phòng ốc mà chọn vị trí đặt kỳ lân. Nhà ở nằm tại phương Bạch Hổ (bên phải của thế đất) thì việc đặt một cặp kỳ lân có khả năng hóa giải hung khí, bảo hộ bình an cho mọi người trong nhà. Đặc biệt là nếu phía trước nhà có ống khói hoặc hình thế nhọn hướng tới thì càng cần phải đặt kỳ lân.

Tăng vận khí: Kỳ lân vốn được coi là linh thú cát tường. Đặt tượng kỳ lân ở giữa nhà vừa có tác dụng trấn trạch trừ tà, vừa có tác dụng tăng thêm vận khí cát tường.

3-vat-pham-phong-thuy-tran-trach-theo-quan-niem-phuong-Dong-va-cai-ket-bat-ngo_p-1-3

Tượng kỳ lân được cho là mang ý nghĩa cát tường3. Vật phẩm hồ lô an khang

Ý nghĩa của hồ lô trong phong thủy:

An khang, cát tường: Trong phong thủy, hồ lô tượng trưng cho sự an khang, mang lại cát tường cho gia chủ. Đường cong của hồ lô gần giống với đường cong của Thái Cực Âm Dương.

Thu nạp khí tràng: Công năng của hồ lô rất nhiều. Hồ lô miệng nhỏ thân lớn nên có thể thu nạp khí tràng. Nó giúp trấn tà thu sát, điều chỉnh khí trường, hoán chuyển ngũ hành không tốt, bảo hộ sức khỏe…

Tăng vận thế: Nếu là người khỏe mạnh, hồ lô còn có khả năng giúp tăng cường vận thế.

Phúc Lộc song toàn: Ngoài ra, hình dáng của hồ lô gần giống với hai chữ Hỉ và Cát trong tiếng Hoa. Cách phát âm lại gần giống với Phúc Lộc nên hồ lô là biểu tượng của “Phúc Lộc song toàn”.

Vị trí treo hồ lô:

Cửa chính: Nếu muốn bảo hộ bình an, treo hồ lô ngoài cửa chính hoặc trong phòng.

Trong nhà: Nếu muốn tránh sát thu khí, đặt hồ lô ở những vị trí có nhiều sát khí, tà khí trong nhà.

3-vat-pham-phong-thuy-tran-trach-theo-quan-niem-phuong-Dong-va-cai-ket-bat-ngo_p--4

Hồ lô – một trong những vật phẩm phong thủy trấn trạch

Điều bất ngờ bạn cần biết

Trên đây là 3 loại vật phẩm phong thủy trấn trạch bình an theo quan niệm phương Đông, cụ thể là của người Trung Hoa cổ đại. Tuy nhiên, đây không phải những gì Phong Thủy Nhà Xinh muốn quý vị nhớ trong bài viết này.

Theo bài viết tổng hợp và đặt câu hỏi nghi vấn “có nên đặt sư tử đá trước cửa nhà không” trên website www.kientrucvietas.com; thì một số nhà nghiên cứu cho rằng đặt sư tử đá trước cửa nhà, cổng nhà hoàn toàn không đúng với truyền thống văn hóa và thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Con vật mang lại may mắn trong văn hóa Việt là con nghê chứ không phải sư tử đá. Sư tử đá xung sát khí rất mạnh nên không phù hợp sử dụng cho dương trạch.

3-vat-pham-phong-thuy-tran-trach-theo-quan-niem-phuong-Dong-va-cai-ket-bat-ngo_p--5

Con nghê đá – linh vật thuần Việt tại cố đô Hoa Lư, Ninh Bình

Ở Ấn Độ và Trung Quốc, sư tử đá với tạo hình mãnh thú ghê rợn, nhe nanh giơ vuốt đằng đằng sát khí chuyên dùng để canh bia mộ cho Hoàng gia, Tử Cấm Thành, mộ táng của quan lại hoặc giới nhà giàu xa rời dân chúng để bảo vệ uy quyền tối thượng. Nó không phải là con vật thân thiện với người dân nên không thể coi là con vật mang lại bình an hay tài vận. Ngày 08/08/2014, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam ra Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL 2014 về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam. Một trong số đó chính là sư tử đá. Quý vị có thể đọc lại bài viết để tìm hiểu tường tận hơn về điều này.